Đối với người Việt, Tết cổ truyền không chỉ thiêng liêng. Mà còn là những ngày trọng đại nhất trong một năm. Dù có khác nhau về thành phần dân tộc, tôn giáo, xã hội. Nhưng những nét đẹp văn hóa Tết của người việt thì cơ bản đều sẽ giống nhau. Tết cổ truyền đã trở thành một nét đẹp văn hóa, một lẽ sống tự nhiên in sâu vào tâm thức người Việt.
Tảo mộ, thăm mộ tổ tiên
Hàng năm, cứ vào ngày 23 đến ngày 30 tháng Chạp. Nhiều gia đình người Việt tập trung đông đủ cùng nhau đi thăm viếng, cúng lễ vật, sửa sang mồ mả tổ tiên. Tảo mộ trước Tết Nguyên Đán được người Việt thực hiện thể hiện sự trân trọng hơn đối với người đã khuất.
Cúng ông Công, ông Táo
Hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch. Người dân Việt Nam lại chuẩn bị sửa soạn mâm cơm cúng, tiễn ông Công, ông Táo về trời. Về sự tích hai ông, một bà đại diện cho thần đất, thần nhà và thần bếp núc. Người Việt tin 23 tháng Chạp hàng năm là ngày Táo Quân cưỡi cá chép lên trời. Để trình báo mọi việc làm ăn, cư xử xảy ra trong gia đình dưới hạ giới với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm giao thừa, Táo Quân mới trở lại nhân gian trông coi việc bếp lửa của mình.
Bữa cơm tất niên không thể thiếu trong văn hóa Tết của người Việt
Đối với những gia đình Việt có con cháu học tập hay làm việc ở xa. Thì Tết chính là một dịp đặc biệt nhất trong năm để đoàn tụ gia đình. Đây là nét văn hóa đặc trưng của người dân Việt Nam thể hiện sự đoàn kết. Yêu thương của những người cùng một gia đình hay người thân quen.
Bữa cơm tất niên thông thường được tổ chức vào chiều 30 Tết. Bữa cơm cuối cùng khép lại một năm cũ. Một năm làm lụng vất vả. Những người con xa quê lại trở về quây quần quanh mâm cơm tất niên. Kể cho nhau nghe chuyện đời, chuyện nghề, chuyện mưu sinh.
Đón giao thừa
Thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới trong ngày 30 Tết được coi là thời điểm quan trọng trong năm. Người Việt sẽ chuẩn bị hai mâm cỗ. Một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ và một mâm cúng thiên địa ngoài trời cầu nguyện cho gia đình một năm mới với nhiều điều may mắn, tốt lành, bình an. Nó cũng thể hiện truyền thống hiếu kính với các đấng sinh thành, kế thừa và tôn trọng các yếu tố tâm linh từ ngàn đời xưa.
Văn hóa Tết của người Việt: chúc Tết
Ba ngày đầu năm mới được coi là ba ngày quan trọng nhất. Vào những ngày này, mọi công việc đều được gác lại. Người người, nhà nhà sẽ đi về nội, ngoại thăm hỏi ông bà, cha mẹ cũng như họ hàng hai bên, người thân và thầy cô giáo.
Chúc Tết thực sự đã trở thành nếp sống, truyền thống bao đời của người Việt vào dịp Tết. Nó thể hiện lòng hiếu thảo, sự tri ân của các thế hệ sau với ông bà, cha mẹ và thầy cô, đúng với truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc từ ngàn đời.
Tham khảo thêm; ->> Đặc trưng ngày tết Việt Nam có đang dần bị phai nhạt
Xông đất
Xông đất đầu năm là phong tục được cha ông ta lưu truyền từ rất lâu. Cho đến nay vẫn còn được duy trì thực hiện. Người ta tin rằng, người xông đất đầu năm có ảnh hưởng đến vận mệnh của gia chủ trong cả năm đó. Nên người xông đất được coi là khá quan trọng.
Xông đất được coi là nét văn hóa đặc trưng ngày Tết. Mà trên khắp cả nước hiện nay vẫn lưu truyền và tin tưởng. Nó thể hiện khát vọng và niềm tin của người Việt vào một ngày mai tốt đẹp, may mắn, thịnh vượng hơn.
Dù thời đại có tiến bộ bao nhiêu, xã hội có đổi thay thế nào, thì tảo mộ, cúng ông Táo, cơm tất niên, giao thừa, chúc tết, xông đất vẫn là những nét đẹp văn hóa thuần khiết, có tính lịch sử truyền tụng từ đời này qua đời khác. Đồng thời, nó là niềm tự hào của người Việt Nam.