Khám sàng lọc trước khi mang thai hay còn gọi là tầm soát trước khi mang thai là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết. Việc này nhằm xác định nguy cơ dị tật bẩm sinh cho trẻ. Hôm nay nhommebimsua sẽ cung cấp những thông tin về khám sàng lọc mà mẹ bầu không nên bỏ qua.
TÓM TẮT
Tại sao cần khám sàng lọc trước khi mang thai
Theo thống kê, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ tử vong ở sản phụ và trẻ sơ sinh rất cao. Ước tính mỗi năm có khoảng 41.000 trường hợp trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh. Điều này đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến hạnh phúc và kinh tế của nhiều gia đình, cũng như sự phát triển của xã hội. Chính vì thế, việc các cặp vợ chồng kiểm tra sức khỏe để chuẩn bị cho việc mang thai là việc làm hết sức quan trọng. Điều này nhằm giảm đến mức tối đa những nguy cơ có thể xảy ra ở lần mang thai sắp tới.
Khám sàng lọc trước mang thai là việc thực hiện các xét nghiệm cần thiết để kiểm tra sức khỏe di truyền của cả người cha và người mẹ. Mục đích của việc này nhằm:
- Xác định sớm các bất thường về sức khỏe của người cha, người mẹ có thể di truyền cho con cái. Điều này giúp ngăn chặn ảnh hưởng đến việc thụ thai và sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ cũng như trẻ sau sinh.
- Tạo tiền đề cho các bác sĩ đưa ra lời khuyên về thời điểm sinh con. Hay phương pháp thụ thai, chuyển dạ an toàn giúp thai nhi khỏe mạnh hơn. Qua đó ngăn ngừa được nguy cơ sinh con mắc dị tật bẩm sinh hay thai lưu không rõ nguyên nhân.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ dinh dưỡng và loại thuốc được phép sử dụng để chuẩn bị một trạng thái cơ thể tốt nhất trước khi mang thai. Đồng thời giúp mẹ có một thai kỳ hoàn hảo hơn.
>>> Xem thêm: Bạn đang muốn sinh con – tìm hiểu cách nhanh có thai dưới đây nhé!
Các phương pháp khám sàng lọc trước mang thai
Khám sàng lọc cho người cha
- Khám tổng quát – lâm sàng. Đây là bước bạn cần cho bác sĩ biết về tiền sử sức khỏe của bản thân và gia đình. Sau đó thực hiện đo mạch, huyết áp, nghe tim phổi, kiểm tra chỉ số khối cơ thể (BMI). Và khám tổng quát cơ quan sinh dục
- Chụp X-quang tim phổi
- Siêu âm bẹn bìu
- Làm các xét nghiệm cơ bản: xét nghiệm huyết học, xét nghiệm đông máu cơ bản, xét nghiệm sinh hóa máu và xét nghiệm nước tiểu
- Xét nghiệm tinh dịch đồ
- Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục
- Sàng lọc một số bất thường nhiễm sắc thể.
Khám sàng lọc cho người mẹ
- Khám tổng quát – lâm sàng. Cũng tương tự như người cha, bước này người chuẩn bị làm mẹ cần cho bác sĩ biết về tiền sử sức khỏe của bản thân và gia đình. Sau đó thực hiện đo mạch, huyết áp, nghe tim phổi, kiểm tra chỉ số khối cơ thể (BMI) và khám tổng quát cơ quan sinh dục
- Khám và siêu âm vú
- Khám phụ khoa. Đây là việc khám và phát hiện các yếu tố nguy cơ các thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của thai phụ và cả thai nhi trong quá trình mang thai. Như Polyp cổ tử cung, viêm nhiễm đường sinh dục, u xơ tử cung,…
- Chụp X-quang tim phổi
- Siêu âm ổ bụng. Bác sĩ sẽ đánh giá về hình thái học và phát hiện bất thường của các tạng trong ổ bụng
- Khám nha khoa. Đánh giá các nguy cơ mắc bệnh răng miệng. Vì nếu khi mang thai bị bệnh răng miệng rất có thể dẫn đến nguy cơ sinh non
- Điện tâm đồ và làm các xét nghiệm cơ bản
- Xét nghiệm nội tiết giúp phát hiện sớm các bất thường của tuyến giáp
- Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục
- Xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm có thể gây ảnh hưởng đến thai kỳ
- Xét nghiệm sàng lọc virus
- Sàng lọc một số di truyền nhiễm sắc thể.
✅Sai lầm thường mắc phải của nhà đầu tư “F0”?! Xem ngay✅
Những lưu ý khi thực hiện khám sàng lọc bạn cần biết
Khi thực hiện khám sàng lọc trước khi mang thai có một số điều bạn cần lưu ý:
- Trao đổi với bác sĩ nếu có tiền sử bị bệnh. Như tim mạch, thận, tiểu đường, bệnh mãn tính…
- Nếu gia đình có tiền sử người thân bị dị tật bẩm sinh thì cũng nên trao đổi với bác sĩ
- Trước khi thực hiện các loại xét nghiệm. Thai phụ chỉ nên uống nước lọc. Tránh uống nước có màu và sử dụng chất kích thích
- Không nên khám trong chu kỳ kinh nguyệt. Nên kiểm tra trước hoặc sau ngày có kinh ít nhất 7 ngày. Không quan hệ tình dục trước 24 giờ khám
>>> Xem thêm: Cách dễ có thai, những việc nên làm để tăng khả năng có thai tự nhiên
Chi phí khám sàng lọc trước khi mang thai
Tùy vào việc các mẹ bầu lựa chọn những xét nghiệm nào cũng như cần thực hiện những chẩn đoán chính xác nào. Từ đó sẽ dẫn đến chi phí khám trước khi mang thai sẽ khác nhau.
- Siêu âm sàng lọc hình thái 4D hiện có chi phí khoảng 300.000 trở lên. Giá này có thể khác nhau ở tùy bệnh viện và phòng khám
- Xét nghiệm máu Double Test và Triple Test có chi phí khoảng 400.000 VNĐ cho 1 lần thực hiện
- Xét nghiệm sàng lọc mới NOPT có chi phí từ 6 triệu trở lên. Tùy vào cơ sở và gói xét nghiệm. Lưu ý, với xét nghiệm NIPT kết quả âm tính, bạn sẽ không cần làm xét nghiệm sàng lọc bổ sung nữa
Nhìn chung các chi phí khám trước khi mang thai thường có giá dao động từ 450.000 – 1.000.000 đồng, tùy vào cơ sở thực hiện.
Trên đây là những thông tin về khám sàng lọc trước khi mang thai. Nhommebimsua hy vọng bài viết sẽ giúp các ông bố bà mẹ tương lai chuẩn bị tốt hơn cho quá trình mang thai. Và chào đón những thiên thần nhỏ của mình một cách khỏe mạnh nhất nhé!
>>> Xem thêm: [Infographic] Thực đơn bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu – Nên ăn gì để tốt cho mẹ và bé
Xem thêm thông tin đầu tư tại đây
Đăng ký để được tư vấn tài chính miễn phí!