Sự tích Ngưu Lang – Chức Nữ và ngày lễ Thất Tịch Trung Quốc

Sự tích Ngưu Lang – Chức Nữ và ngày lễ Thất Tịch Trung Quốc

Ngưu Lang – Chức Nữ còn có tên gọi khác theo ngôn ngữ Việt Nam là Ông Ngâu – Bà Ngâu. Là một câu chuyện cổ tích rất nổi tiếng có xuất xứ từ Trung Quốc, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia châu Á khác. Ngày lễ Thất Tịch Trung Quốc cũng liên quan đến câu chuyện tình đẹp nhưng đầy nước mắt này.

TÓM TẮT

Sự tích ngày lễ Thất Tịch và Ngưu Lang – Chức Nữ

Chàng chăn bò trẻ tuổi Ngưu Lang nhìn thấy bảy cô tiên xinh đẹp đang tắm trong hồ vui vẻ với nhau. Được cổ vũ bởi người bạn đồng hành là một chú bò đực, chàng đã trộm váy áo của họ. Các nàng tiên đã cử cô em út xinh đẹp nhất là Chức Nữ ra để lấy lại váy áo. Nàng đành phải làm theo, nhưng do Ngưu Lang đã nhìn thấy thân thể trần tục của Chức Nữ; nên nàng chấp thuận lời cầu hôn của chàng. Nàng là một người vợ tuyệt vời, còn Ngưu Lang là một người chồng tốt; họ sống bên nhau rất hạnh phúc. Nhưng Thiên Hậu không đồng ý cho một kẻ tầm thường dám cưới một nàng tiên. Nên đã vạch ra một con sông rộng trên bầu trời để chia cắt đôi tình lang mãi mãi.

Lễ Thất Tịch Trung Quốc

Từ đó Ngưu Lang, Chức Nữ hai người xa cách hai nơi, chỉ biết nhìn nhau nước mắt ngập tràn. Vì quá thương nhớ vợ, Ngưu Lang dắt theo hai con muốn tát cạn dòng sông Ngân Hà; mãi tới khi không thể chịu nổi mà ngất lịm ngay cạnh dòng sông. Tấm chân tình này đã cảm động tới Ngọc Hoàng. Ngài bèn sai chú chim Ô Thước truyền tin rằng hàng năm vào đêm ngày mùng 7 tháng 7; chàng chăn bò Ngưu Lang và nàng Chức Nữ sẽ đi qua dải Ngân Hà thông qua một cây cầu tạo bởi đàn quạ; để tới buổi gặp gỡ chỉ có một lần trong năm. Chính từ đó trở đi, ngày mồng 7 tháng 7 Âm lịch hàng năm được coi là lịch sử ngày lễ Tình Nhân – ngày lễ Thất Tịch Trung Quốc.

>>> Xem thêm: Thất Tịch là ngày gì? Ý nghĩa của ngày lễ Thất Tịch Trung Quốc

Lễ Thất Tịch Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam khác nhau như thế nào?

Lễ Thất Tịch Trung Quốc

Thất Tịch là dịp bày tỏ tình yêu chân thành, do đó nó thường được xem là ngày lễ tình yêu của người Trung Hoa và một số nước châu Á khác. Câu chuyện tình yêu của Ngưu Lang và Chức Nữ đã bám rễ trong tim người Trung Hoa và ở hầu hết các quốc gia Châu Á; nó là một câu chuyện về tình yêu chân thành mà ai ai cũng biết. Vào ngày này, mỗi vùng ở Trung Quốc thường có những cách khác nhau để kỉ niệm và tôn vinh tình yêu đôi lứa qua câu chuyện Ngưu Lang – Chức Nữ. Đây được xem là một dịp tốt để các cô gái còn độc thân tìm được nửa kia của mình hoặc xin nàng Chức Nữ ban cho sắc đẹp và sự khéo léo của nàng.

Lễ Thất Tịch Trung Quốc

Lễ Thất Tịch Nhật Bản – Tanabata Matsuri

Thời Nara (710-784), khi văn hóa Trung Hoa bắt đầu du nhập vào Nhật Bản; người Nhật cũng có một truyền thuyết về nàng tiên dệt vải Orihime và anh chàng chăn trâu Hikoboshi; tương tự câu chuyện ở Trung Quốc. Vào ngày lễ hội, người Nhật viết mong ước của mình vào những mảnh giấy đầy màu sắc Tanzaku; rồi treo lên cành trúc trước cửa nhà để cầu khấn Orihime sẽ giúp họ khéo léo hơn trong công việc may vá, viết chữ đẹp cũng như mong muốn. Hikoboshi sẽ mang đến cho họ những vụ mùa bội thu và sự thịnh vượng. Ngoài ra nhiều đôi lứa đang yêu cũng tới các đền thờ để cầu nguyện, mong tìm được ý trung nhân.

>>> Xem thêm: Tháng cô hồn kiêng gì để “giải xui” hóa lành?

Lễ Thất Tịch ở Việt Nam

Ngày lễ này còn được biết với tên gọi “Ông Ngâu – Bà Ngâu”. Vào ngày này trời thường mưa, được gọi là mưa ngâu, là nước mắt của Ngưu Lang và Chức Nữ khi gặp nhau. Trong ngày lễ, các đôi lứa yêu nhau thường đến chùa, làm lễ và cầu mong cho tình duyên son sắt. Nếu trời không mưa, các đôi thường cùng nhau ngắm sao Ngưu Lang – Chức Nữ và thề hẹn. Đêm Thất Tịch, chòm sao Chức Nữ sẽ sáng vô cùng. Người ta tin rằng hai người yêu nhau nếu cùng ngắm sao Ngưu Lang – Chức Nữ trong đêm mùng 7 tháng 7; thì sẽ mãi mãi bên nhau.

Lễ Thất Tịch 2021 rơi vào ngày nào?

Thất Tịch là một ngày lễ trong Âm lịch của người phương Đông; nên nó không phải là một ngày Dương lịch cố định nào cả. Vậy bạn có tò mò lễ Thất Tịch 2021 là ngày nào không? Theo Dương lịch, lễ Thất Tịch năm nay sẽ diễn ra vào thứ Bảy ngày 14 tháng 8 Dương lịch. Hiện nay, khi các phong trào lưu giữ và bảo tồn văn hóa cổ đang được cổ vũ mạnh mẽ; người Hoa ở Việt Nam cũng như giới trẻ Việt đang dần có nhiều hoạt động hơn trong ngày này. 

Lễ Thất Tịch Trung Quốc

Nhiều gia đình người Hoa tại Việt Nam thường làm mâm cỗ trong ngày Thất Tịch. Họ bày một số bánh trái sản vật đặc sắc gắn liền với truyền thuyết về lễ hội này như: bánh phục linh, bánh chay nhân dừa, hoa, trà, củ ấu, đậu phộng rang (nguyên vỏ), 7 loại trái cây theo mùa… Bên cạnh đó, giới trẻ Việt còn truyền miệng rằng ăn chè đậu đỏ vào ngày này đồng nghĩa với việc cầu nhân duyên. Những người còn đang lẻ bóng sẽ sớm gặp được ý trung nhân, còn những ai đã có đôi có cặp sẽ càng thêm bền lâu.

Nhommebimsua chúc các bạn sớm ngày tìm thấy hạnh phúc bên nửa kia của đời mình, hãy trân trọng và dành cho nhau những khoảnh khắc tuyệt vời nhất nhé!

>>> Xem thêm: Kiếm tiền cho mẹ bỉm sữa thêm thu nhập nuôi con

✨Thất Tịch làm gì để thoát kiếp FA? Xem ngay tại video này✨

THAM KHẢO THÔNG TIN ĐẦU TƯ TẠI ĐÂY NHÉ!

Đăng ký để được tư vấn tài chính miễn phí!






    Rate this post

    Thơm Nguyễn

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *