Tết Nguyên Đán – thời điểm đánh dấu sự khởi đầu mới. Là khoảnh khắc đoàn tụ của mọi nhà, là lúc để thờ cúng ông bà tổ tiên. Dưới đây là ý nghĩa những món ăn ngày tết Miền Trung mà bạn chưa biết. Mỗi vùng miền sẽ có những món ăn ngày Tết đặc trưng chứa đựng nhiều giá trị thiêng liêng, vừa hàm chứa ý nghĩa tâm linh, vừa thể hiện bản sắc văn hóa lâu đời.
Ấm no, an khang cả năm nhờ ăn thịt gà
Thịt gà là một trong những món ăn không thể thiếu được trong mâm cỗ cúng Tết. Theo truyền thống, gà luộc thường để nguyên con. Sau khi cúng, thịt gà sẽ được chặt nhỏ, dùng chung với muối tiêu, lá chanh. Nhiều người tin rằng, gà luộc tượng trưng cho sự ấm no, an khang. Và mong muốn có được một năm mới đủ đầy.
Không những vậy, đây còn là món ăn rất tốt cho sức khỏe trong dịp Tết bởi trong thịt gà có chứa rất nhiều dưỡng chất như albumin, chất béo, vitamin A, B1, B2, C, E, canxi, phốt pho, sắt.
Giò chả món ăn ngày Tết miền Trung mang phúc lộc đầy nhà
Theo quan niệm dân gian, giò chả là món ăn tượng trưng cho sự phú quý, sang trọng, cho phúc lộc đến nhà. Vì vậy, không biết từ bao giờ, món ăn này đã được chọn để khởi đầu cho một năm mới. Giò chả thường được ăn kèm với dưa hành, chấm nước mắm. Món ăn này chắc chắn đây sẽ là món ăn được nhiều người mong chờ trong những ngày Tết.
Kho măng khô cầu vạn sự tốt lành
Măng khô kho là món ăn ngày Tết đặc trưng của người miền Trung. Vị măng quyện cùng vị béo của thịt làm những ai từng thử không thể nào quên được. Để chế biến, bạn ngâm nước măng khô cho mềm, xé nhỏ, thịt heo chọn loại ngon, xào săn lại và cho vào nồi kho chung với măng. Khi ăn, bạn có thể cuốn cùng với bánh tráng, rau sống và chấm với nước măng kho.
Măng khô không chỉ để tích trữ mà măng khô còn đem đến hương vị mới. Khác hoàn toàn với măng tươi. Nhiều người cho rằng ăn măng không có chất gì. Tuy nhiên theo nghiên cứu khoa học gần đây. Thì măng chứa rất nhiều dinh dưỡng có tác dụng rất tốt cho sức khỏe.
Tré món ăn bình dân nhưng giúp gia đình hòa thuận
Ngày xưa, tré là món ăn chỉ dành cho các bậc vua chúa, vương giả. Nhưng hiện nay, món ăn này đã trở thành món ăn ngày Tết thường xuất hiện trong mâm cơm của người miền Trung. Tré được chế biến bằng tai, mũi heo, thịt ba chỉ ram vàng thái thành sợi nhỏ. Kết hợp với củ riềng, tỏi, thính và lá ổi, tạo thành món ăn hấp dẫn và độc đáo trong những ngày Tết.
Đặc sản tré có từ rất lâu nhưng cho đến ngày nay chưa có một tài liệu ghi chép cụ thể nào về nguồn gốc xuất hiện của tré. Chỉ biết rằng, ở các khu vực miền Trung. Tré trở thành một trong những món ăn gia truyền. Luôn xuất hiện trên các mâm cỗ của bất kì nhà nào, đặc biệt là mỗi khi dịp xuân về.
Thịt kho tàu mang lại sum vầy ấm cúng cho gia đình
Nhắc đến món ăn ngày tết cổ truyền không thể thiếu món thịt kho trứng hay thịt kho nước dừa. Thịt ba chỉ thái vuông, đem tẩm ướp rồi dúng nước dừa kho dừ với trứng. Món thịt kho tàu với vị đậm đà, màu sắc bắt mắt. Đây là món ăn tượng trưng cho sự ấm cúng, sum vầy.
Sự hòa hợp của các nguyên liệu cũng thể hiện sự yên vui, hòa thuận. Trong món ăn này, người miền Nam còn vận dụng linh hoạt nguyên lý hài hòa âm dương. Với trứng vịt tròn tượng trưng cho dương. Khối thịt vuông tượng trưng cho âm.
Món ăn ngày Tết miền Trung thường đơn giản. Các món ăn được chia vào các bát và bày biện trong mâm, thể hiện tinh thần tiết kiệm và sẻ chia của người miền trung.