Mẹ bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu

Mẹ bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu

Dinh dưỡng 3 tháng đầu cho mẹ bầu là rất quan trọng. Nhất là các mẹ lần đầu mang thai, chính vì vậy mà mẹ cần hiểu rõ một số lưu ý quan trọng. Ngoài những thực phẩm tốt phải bổ sung thì mẹ bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu? Tìm câu trả lời ngay cùng nhommebimsua trong bài viết này nhé!

TÓM TẮT

Tại sao cần đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ bầu vào đầu thai kỳ? Mẹ bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu?

3 tháng đầu của thai kỳ được coi là giai đoạn quan trọng nhất. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Vào tuần thứ 4 của thai kỳ, hệ thống thần kinh của trẻ bắt đầu hình thành và phát triển. Khi đến tuần thứ 6, não và tủy sống của thai nhi sẽ được hình thành. Cũng song song đó là quá trình phát triển tim; các hệ tuần hoàn và các cơ quan nội tạng khác. Vào đến cuối tuần thứ 12 của thai kỳ, hầu hết các bộ phận trên cơ thể thai nhi như chân, tay, mắt, mũi, miệng… đều sẽ được hoàn thiện.

thực phẩm lợi sữa

Trong suốt quá trình đó, để được phát triển toàn diện, các thai nhi đặc biệt cần được cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Đặc biệt là các vi chất cần thiết cho sự phát triển của mẹ và bé như axit folic, canxi, sắt, vitamin D,… 

Trong trường hợp nếu người mẹ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng thì khi sinh em bé có thể gây dị tật; còi cọc suy dinh dưỡng hoặc thậm chí là có nguy cơ sảy thai. Vì thế, việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng đầu của mẹ bầu là vô cùng cần thiết. Theo khoa học thì chú ý chế độ dinh dưỡng bổ sung cho mẹ bầu giúp thai nhi được khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Vậy mẹ bầu kiêng ăn gì trong 3 tháng đầu?

>>> Xem thêm: [Infographic] Mẹ bầu nên ăn gì để thai kỳ khỏe mạnh 

Vậy mẹ bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu?

Không nên ăn sống các loại rau mầm

Mẹ bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu

Rau mầm sống là “cái tên” đầu tiên nằm trong list. Đừng ăn sống bất kỳ loại rau mầm nào kể cả giá đỗ. Vi khuẩn có thể tồn tại trong hạt giống trước khi cây mầm lớn và bạn không thể loại bỏ tất cả vi khuẩn nếu chỉ rửa bằng nước mà không nấu chín.

Đừng chọn rau quả chưa rửa kỹ hay đồ chưa được nấu chín

Để đảm bảo không bị nhiễm khuẩn, bạn nên rửa các loại rau quả thật kỹ dưới vòi nước chảy và ngâm nước muối loãng trước khi ăn cũng như chế biến. Mẹ bầu cần hạn chế ăn các loại rau sống tối đa, vì đây có thể là nguồn gây bệnh tiềm ẩn.

Đối với nước ép hoa quả tươi thì dù là nước ép tại nhà hàng vẫn không loại trừ nguy cơ hoa quả chưa được rửa sạch trước khi chế biến. Dùng nước ép từ các loại rau củ, trái cây chưa rửa sạch có thể làm tăng nguy cơ nhiễm các loại vi khuẩn có hại. Chúng bao gồm cả E. coli và salmonella.

Trong thời gian mang thai, bạn nên ăn các thịt loại đã được nấu chín. Tránh tiêu thụ thịt sống hoặc thịt tái; vì chúng có thể chứa toxoplasma hoặc các loại vi khuẩn khác ảnh hưởng đến sức khỏe và thai nhi.

Hơn nữa, các loại thịt nguội hay xúc xích tiềm tàng nhiều mối nguy bởi bệnh Listeria có thể phát triển ở môi trường nhiệt độ thấp như trong tủ lạnh. Vì vậy, bạn nên tránh sử dụng những thực phẩm đông lạnh, thực phẩm ăn liền như thịt nguội hay xúc xích khi mang thai. Bạn có thể làm chín thịt hay xúc xích trước khi sử dụng và phải ăn ngay khi nấu xong.

>>> Xem thêm: Thức ăn cho bà bầu 3 tháng đầu giúp mẹ và bé cùng khỏe

3 tháng đầu mẹ bầu không nên ăn gì? – Dưa muối 

Rất nhiều bà bầu thích ăn rau củ quả muối chua. Thế nhưng, rau củ muối chua có tốt cho mẹ bầu hay không?

Các món rau củ quả muối chua được chế biến bằng cách sử dụng muối trộn chung với một số thân, lá, hoa, quả, củ để lên men chua dưới tác dụng của một số vi sinh vật. Dưa muối đem lại nhiều tác dụng tích cực cho cơ thể và bữa ăn hàng ngày. Nhưng nếu không biết sử dụng đúng cách thì dưa muối đôi khi lại trở thành thứ gây hại.

Các loại dưa muối

Dưa muối được vài ngày đầu, vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitric. Điều này làm hàm lượng nitrit tăng cao, độ pH giảm dần. Dưa ở giai đoạn này có vị cay, hăng nồng, hơi đắng và chứa nhiều nitrat rất có hại cho cơ thể.

Một số loại rau, củ mẹ nên tránh ăn

Đu đủ xanh

Trong thành phần của đu đủ xanh có chứa chất kích thích cơ trơn tử cung hoạt động. Do đó, có thể gây sảy thai. 

Dứa (thơm)

Là loại quả giải nhiệt chứa nhiều vitamin C. Tương tự như đu đủ, loại quả này cũng chứa chất làm tử cung co bóp gây nguy cơ sẩy thai ở mẹ bầu. Vì vậy, mẹ bầu nên hạn chế ăn.

Nhãn

Nhãn chứa nhiều glucose. Bà bầu ăn nhiều nhãn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, bị táo bón và nổi mụn. Để tránh làm tăng lượng đường huyết tăng trong cơ thể, các mẹ không nên ăn quá nhiều loại trái cây này.

Mẹ bầu nên kiêng ăn gì trong 3 tháng đầu? – Các loại hải sản có hàm lượng thủy ngân cao

Có một vài loại cá và động vật giáp xác mà mẹ bầu nên tránh trong tam cá nguyệt đầu tiên. Chúng chứa hàm lượng thủy ngân cao rất nguy hiểm với sức khỏe. Theo đó, lượng thủy ngân này nếu đi vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh và sự phát triển của thai nhi:

  • Cá kiếm
  • Cá kình
  • Cá ngừ
  • Cá thu vua
  • Cá đổng

Các mẹ có thể ăn các thực phẩm có hàm lượng thủy ngân thấp như: cá rô phi, cá hồi, các cá da trơn,… Đây là nguồn thực phẩm giàu protein, vitamin B12, kẽm. Ngoài ra còn giàu axit béo Omega-3 và DHA rất tốt cho não bộ.

✨Xem thêm các xu hướng đầu tư mới nhất năm 2021✨

Không biết làm thế nào để sinh lời từ tiền nhàn rỗi?! Giải pháp cho bạn ngay TẠI ĐÂY !!

Đăng ký ngay để được tư vấn tài chính miễn phí!






    Rate this post

    Thơm Nguyễn

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *