Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng là một ngày lễ lớn của dân tộc Việt Nam. Từ bao đời nay chúng ta được hưởng thái bình là nhờ công lao dựng nước của các Vua Hùng và sự hy sinh gìn giữ tổ quốc của các vị anh hùng dân tộc.
TÓM TẮT
Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là gì?
Nguồn gốc ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là gì?
Mỗi quốc gia và dân tộc đều có quyền kiêu hãnh và tự hào về nguồn gốc của mình và Việt Nam chúng ta cũng vậy. Theo truyền thuyết kể rằng: Vào thời xa xưa khi Vua Lạc Long Quân lấy mẹ Âu Cơ. Sau đó, mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, nở ra 100 người con – cũng chính là tổ tiên của người Việt ta. Lạc Long Quân truyền ngôi cho người con trưởng là Hùng Vương. Trải qua 18 đời vua Hùng đã xây dựng nên nền tảng văn hóa và truyền thống yêu nước của dân tộc.
Để tỏ lòng tưởng nhớ công ơn khai thiên lập quốc của các vua Hùng. Vào năm 1470 đời vua Lê Thánh Tông và năm 1601 đời vua Lê Kính Tông đã sao chép đóng dấu kiềm để tại Đền Hùng. Và chọn ngày 11 – 12 tháng 3 âm lịch làm ngày Giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm. Đến năm Khải Định thứ 2, chính thức chọn ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm là ngày cúng Giỗ Tổ Hùng Vương của dân tộc.
Ý nghĩa dân tộc ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3
Từ rất lâu trong lịch sử con dân Việt Nam luôn nhớ mãi câu thơ:
“ Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm.”
Đó chính là lời nhắn của ông bà ta đến với con cháu luôn luôn phải nhớ công ơn cội nguồn của mình. Và mỗi năm, cứ vào ngày này mùng 10 tháng 3 thì người dân Việt Nam dù đang ở đâu cũng đều cùng nhau hướng về cội nguồn dân tộc.
Ngày 06/12/2012, lễ Giỗ Tổ Hùng Vương của nước ta đã được tổ chức thế giới UNESCO công nhận: “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” là một Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Sự công nhận của thế giới trước tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng chính là sự đánh giá tầm quan trọng bậc nhất việc một dân tộc luôn biết gìn giữ văn hóa nguồn cội trong vòng xoáy hội nhập.
Các hoạt động văn hóa diễn ra vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra chính vào ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, lễ hội cúng đền Hùng thực chất đã diễn ra từ vài tuần trước đó với những hoạt động như hành hương để tưởng niệm các vị vua Hùng, tổ chức hội đánh trống đồng của người dân tộc Mường, đến ngày 10 tháng 3 là lễ rước kiệu và dâng hương tại đền Thượng.
Ngày lễ Giỗ Tổ Hùng Vương hiện được Nhà nước ngày lễ quốc gia và sẽ tổ chức lớn vào những năm chẵn. Hàng năm, tại đền Hùng ở Phú Thọ sẽ tổ chức lễ hội gồm 2 phần như sau:
- Phần lễ: gồm 2 lễ chính là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Đám rước kiệu nhiều màu sắc, cờ hoa lộng lẫy đi từ chân núi lên dâng hương ở đền Thượng.
- Phần hội: bao gồm nhiều trò chơi dân gian như cuộc thi hát xoan, cuộc thi vật, cuộc thi kéo co, các cuộc thi bơi lội…
Lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2021
Ngày Giỗ Tổ Vua Hùng ngày mấy?
Lễ Giỗ Tổ là ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm. Năm nay, lịch nghỉ lễ giỗ tổ rơi vào ngày thứ Tư (tức ngày 21/04/2021).
Sau Tết Nguyên Đán thì ngày lễ Giỗ Tổ Vua Hùng; lễ 30/4 ngày giải phóng miền Nam và ngày Quốc tế lao động 01/5 là các dịp nghỉ lễ tiếp theo trong năm 2021.
Giỗ Tổ Hùng Vương được nghỉ mấy ngày và tiền lương tính như thế nào?
Như đã đề cập phía trên, năm nay ngày lễ giỗ tổ rơi vào thứ 4 ngày 21/04/2021 dương lịch. Vì thế, theo luật lao động, vào ngày này người lao động sẽ được nghỉ 1 ngày. Và người lao động sẽ hưởng nguyên 100% lương của ngày làm việc bình thường.
Tùy vào, từng công ty quy định thời gian làm việc khác nhau mà người lao động có thể đi làm và nghỉ vào ngày cuối tuần. Tuy nhiên, nếu đi công ty cho người lao động đi làm vào ngày nghỉ lễ. Lương sẽ được tính như làm thêm giờ và cách tính cụ thể theo quy định của luật lao động như sau:
Người lao động làm việc vào ngày nghỉ lễ sẽ được hưởng ít nhất bằng 300% lương. Chưa tính tiền lương ngày lễ đối với người lao động hưởng lương ngày. Tức là, nếu đi làm ngày lễ người lao động sẽ được hưởng ít nhất 400% lương.
Ví dụ: Anh Nguyễn Văn Bình, được công ty trả lương 200.000 đồng/ngày. Do đơn hàng nhiều, công ty muốn anh Bình đi làm vào ngày lễ mùng 1 tháng 3. Vậy tiền lương ngày này được tính như sau: 200.000 đồng x 300% = 600.000 đồng. Cộng với tiền lương của ngày lễ anh được hưởng theo quy định. Tổng cộng số tiền lương anh Bình nhận được là 600.000 đồng + 200.000 đồng = 800.000 đồng/ngày.
Trên đây là thông tin về ngày lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và lịch nghỉ lễ cho người lao động. Hy vọng bài viết hữu ích và chúc bạn có một kỳ nghỉ lễ thật vui vẻ.
>>> Xem thêm: Ý nghĩa ngày giỗ tổ hùng vương – “Truyền thống uống nước nhớ nguồn”
Không biết cách để sinh lời từ tiền nhàn rỗi? Giải pháp cho bạn ngay TẠI ĐÂY !!
Đăng ký để được tư vấn tài chính miễn phí!