Các mẹ đang có ý định và mong muốn kinh doanh thực phẩm chức năng nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu? Tuy nhiên ngành kinh doanh này yêu cầu nhiều điều kiện, thủ tục, giấy phép kinh doanh khá phức tạp. Cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây của nhommebimsua để có thêm kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh ngành thực phẩm chức năng này thành công nhé!
Điều kiện để kinh doanh thực phẩm chức năng online
Trước khi thành lập công ty hoặc hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh thực phẩm chức năng (TPCN). Các mẹ cần đảm bảo một số yêu cầu sản phẩm về vấn đề sức khỏe con người của Bộ Y tế khi kinh doanh TPCN như sau:
- Việc kinh doanh TPCN trong cơ sở bán lẻ phải có khu vực bày bán riêng, nhân viên tư vấn chỉ dẫn và biển tên đối với TPCN.
- Có diện tích để bố trí bán thực phẩm đầy đủ, có khu vực chứa, bảo quản và thuận tiện để vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm.
- Không bị ngập, ứ đọng nước.
- Không để trong khu vực ô nhiễm, ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng,…
- Kết cấu cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng phù hợp với tính chất, quy mô; vật liệu xây dựng đảm bảo vệ sinh và an toàn.
- Tường, trần nhà nhẵn, sáng màu, không bị dột, thấm nước, rạn nứt và dính bám chất bẩn.
- Khu vực vệ sinh phải được bố trí ngăn cách với khu vực kinh doanh thực phẩm; khu vực bảo quản thực phẩm phải thông thoáng, không mở thông với cửa nhà vệ sinh.
- Có phần mềm quản lý và hệ thống sổ sách kiểm tra nguồn thực phẩm trong suốt quá trình kinh doanh.
>>> Xem thêm: Khởi nghiệp thời đại 4.0: Phụ nữ nên kinh doanh gì?
Kinh doanh thực phẩm chức năng có cần giấy phép không?
Đối với bất kỳ ngành nghề nào nói chung hay kinh doanh thực phẩm chức năng nói riêng, các mẹ đều cần phải chuẩn bị một số giấy phép, hồ sơ sau:
1. Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cho cơ sở/ cửa hàng đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
2. Giấy chứng nhận đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng (bản sao có xác nhận của cơ sở)
3. Có giấy đăng ký ngành nghề kinh doanh TPCN, bản thuyết minh đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ (có xác nhận của cơ quan), bao gồm:
- Bản vẽ mặt bằng thiết kế của cơ sở và sơ đồ khu vực xung quanh.
- Sơ đồ quy trình sản xuất TPCN hoặc quy trình đóng gói, bảo quản, phân phối sản phẩm. Ngoài ra cần có bản thuyết minh đảm bảo về cơ sở vật chất, dụng cụ, trang thiết bị của cơ sở.
>>> Xem thêm: 5 ý tưởng kinh doanh giúp chị em phụ nữ khởi nghiệp dễ dàng hơn
Kinh nghiệm kinh doanh thực phẩm chức năng
Nhommebimsua đã tổng hợp được những kinh nghiệm kinh doanh thực phẩm chức năng dưới đây. Mong sẽ hữu ích đến các mẹ khi có ý định khởi nghiệp với ngành nghề này.
Tìm kiếm nguồn hàng TPCN phù hợp
Các mẹ có thể liên kết, hợp tác với các nhà sản xuất hoặc đại lý bán sỉ để thành lập công ty. Hợp đồng về xác định tư cách pháp nhân là cần thiết khi đã quyết định làm việc trực tiếp họ.
Xem xét kỹ điều khoản và giá trị giá trị hợp đồng
Khi tìm nguồn hàng kinh từ nhà sản xuất hoặc đại lý phân phối để kinh doanh. Bạn nên xem xét kỹ đến các yếu tố như: chi phí, thời gian vận chuyển, quy định, điều kiện đổi trả hàng nếu có, hàng mẫu được nhận trước được hay không?,….
- Hợp đồng hợp tác cần có sự quan tâm về:
Thời gian bắt đầu và kết thúc hợp đồng.
Số lượng đơn đặt hàng tối thiểu hàng tháng là bao nhiêu?
Có hỗ trợ tiếp thị hoặc trưng bày hàng hóa không?
- Xác định giá bán phù hợp của thực phẩm chức năng:
Điều này cần sự nhạy bén và những yếu tố cần thiết của một người kinh doanh. Bạn biết đấy trên thị trường, tuy cùng kinh doanh một sản phẩm nhưng giá đầu vào rất khác nhau.
Hãy chắc chắn bạn đang làm việc với đại lý kinh doanh cấp 1.
>>> Xem thêm: Những mặt hàng kinh doanh cho mẹ bỉm sữa gia tăng thu nhập dễ dàng
Phải một lòng tập trung vào lợi ích của khách hàng
Để kinh doanh TPCN hiệu quả, bạn phải quan tâm đến lợi ích khách hàng và đặt yếu tố sức khỏe khách hàng lên hàng đầu. Nếu chị em kinh doanh từ cái tâm và chọn sản phẩm uy tín, chất lượng, khách hàng sẽ cảm nhận được hiệu quả và tự tìm đến bạn để mua nhiều lần hơn.
Tham khảo thêm video về Khởi nghiệp với 10 triệu đồng như thế nào dưới đây, bạn nhé!
Thu hút khách hàng qua nhiều kênh online khác nhau
Một số kênh trực tuyến phổ biến bán hàng được lựa chọn hiện nay như: Facebook, Zalo, Instagram,… hay các kênh bán hàng thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada,… Mỗi kênh khác nhau sẽ có ưu và nhược điểm riêng. Để có thể lựa chọn kênh phù hợp với sản phẩm kinh doanh, các mẹ nên xem xét đầy đủ các điều kiện và hoàn cảnh thực tế.
Hiện nay, rất nhiều người tham gia kinh doanh TPCN online trên chính Facebook cá nhân của mình. Nếu trang của bạn có nhiều bạn bè và đầu tư thêm thời gian xây dựng niềm tin cho KH mục tiêu. Bạn sẽ không mất chi phí quảng cáo mà vẫn kinh doanh hiệu quả.
>>> Xem thêm: Cách viết bài bán hàng thu hút cho mẹ bỉm sữa tập kinh doanh online
Ngoài ra kênh đầu tư trái phiếu hiện nay cũng được rất nhiều khách hàng, nhà đầu tư quan tâm nhờ tính thanh khoản cao và tỷ lệ rủi ro khá thấp. Nếu các mẹ có nhu cầu quan tâm về đầu tư trái phiếu thì hãy đăng kí thông tin bên dưới để có cơ hội đầu tư trái phiếu an toàn – sinh lời – hiệu quả nhé!
ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ TRÁI PHIẾU AN NHÀN MÙA COVID TẠI ĐÂY.