Em bé bú hay bị sặc: Nguyên nhân và cách khắc phục

Em bé bú hay bị sặc: Nguyên nhân và cách khắc phục

Em bé bú hay bị sặc là hiện tượng khá phổ biến và bình thường ở bé sơ sinh trong những tháng đầu. Tuy nhiên, nếu không để ý có thể sẽ bị sặc sữa lên mũi gây nguy hiểm với bé. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và một số giải pháp trong bài viết này nhé!

TÓM TẮT

Những nguyên nhân dễ khiến em bé bú hay bị sặc

Em bé bú hay bị sặc: Nguyên nhân và cách khắc phục

>>> Xem thêm: Chăm sóc trẻ sơ sinh: em bé mới sinh cần tiêm phòng những gì?

  • Cho bé bú bình nhưng núm vú để xa, miệng bé ngậm không kín, bình sữa dốc không đủ cao. Hậu quả là bé nuốt nhiều hơi khi bú; dẫn đến chướng bụng, nôn sau bú.
  • Lỗ thông đục ở đầu vú cao su to quá, sữa chảy nhanh, mạnh làm bé nuốt không kịp
  • Ép bé bú quá nhiều, dẫn đến trớ sữa. Có khi cha mẹ bóp mũi cho bé há miệng ra để đổ sữa, bột vào, làm bé sặc sữa lên mũi.
  • Bé có thói quen vừa ăn vừa ngủ: Nhiều mẹ có thói quen cho bé nằm bú bình, bé vừa ăn vừa ngủ. Tuy nhiên trong lúc bú rất có thể bé sẽ ngủ quên; miệng ngậm núm vú vẫn chảy nhưng không hề nuốt. Khi thở mạnh bé vô tình hít sữa lên mũi vào khí quản, phế quản; dẫn đến tình trạng sặc sữa lên mũi, khó thở.
  • Đặt bé nằm ngay sau lúc bú: bé sơ sinh đang bú hoặc sau khi bú thường chìm vào giấc ngủ luôn. Nhiều mẹ thấy vậy thường đặt bé nằm ngủ cố định ở tư thế ngửa đầu. Điều này rất nguy hiểm vì mới ăn no nên khả năng sặc sữa lên mũi rất cao, thêm việc bé không thể tự xoay đầu, khiến bé không thể tự thoát khỏi cơn ngạt, khó thở.
  • Không theo dõi bé thường xuyên sau bú
  • Bé 3 – 4 tháng tuổi đã bắt đầu biết nói chuyện; nhiều người vừa cho bú vừa nói chuyện, bé mải hóng chuyện, ngậm sữa trong miệng không chịu nuốt; lúc toét miệng cười làm sữa tràn vào khí quản gây sặc sữa lên mũi.

Xử lý khi em bé bú hay bị sặc

Khi thấy bé có dấu hiệu sặc sữa, mẹ cần thực hiện sơ cấp cứu cơ bản ngay lập tức. Nhanh chóng lấy sữa ra khỏi đường hô hấp; dùng miệng hút mạnh vào miệng và mũi bé. Hút càng nhanh, càng mạnh càng tốt; nếu để chậm sữa sẽ vào sâu trong khí quản khó rút ra, bé bị tắc thở lâu, khó cứu. Sau đó, hút kỹ những sữa còn đọng ở họng và mũi.

>>> Xem thêm: Có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng không?

Nếu bé bị tắc thở lâu, khả năng cứu chữa càng khó khăn; khi hút xong nên kích thích mạnh để bé khóc và thở được; sau đó phải đưa ngay đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu kịp thời.

Ngoài ra, nếu phát hiện bé sặc, khó thở, tím tái, mẹ nên nhanh chóng đặt bé nằm sấp đầu thấp trên cánh tay. Dùng lòng bàn tay vỗ mạnh 5 cái liên tiếp vào lưng bé, ở vị trí giữa hai xương bả vai. Sau đó lật bé lại quan sát. Nếu trẻ khóc được, hết tím tái, hãy đưa bé đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ tiếp tục theo dõi

Chống sặc sữa ở bé sơ sinh 

Em bé bú hay bị sặc- Nguyên nhân và cách khắc phục

>>> Xem thêm: [Chia sẻ kinh nghiệm] Mẹ đơn thân làm gì để nuôi con nên người?

  • Tuyệt đối mẹ không nên để bé vừa bú vừa ngủ. Khi cho con bú mẹ cũng không nên cười đùa với bé, điều này sẽ khiến bé dễ cười dẫn tới sặc sữa.
  • Nên cho bé bú ở nơi yên tĩnh, tránh làm bé bị phân tâm.
  • Cho bú ở tư thế đầu cao (bế, hoặc đặt trẻ vào loại ghế nửa nằm nửa ngồi). Tránh để bé nằm thẳng đầu. Nếu bé bị nghẹt mũi, phải lấy đờm trong mũi, miệng ra trước khi cho bú.
  • Khi cho bé bú bình với đầu vú cao su thì cần nghiêng bình sao cho sữa ngập cổ bình để tránh nuốt không khí vào dạ dày. Với những em bé bú bình, hãy lựa chọn bình sữa với lỗ ở núm vú bình thường, không quá to; điều này giúp sữa chảy xuống nhẹ nhàng bé sẽ không bị sặc sữa lên mũi.
  • Đối với các bé bị viêm đường hô hấp trên, phải cho bú từ từ; nếu trẻ nuốt sữa không kịp thì phải cho ngừng ngay.
  • Sau khi cho bú, phải bế bé đứng tối thiểu 15 phút và vỗ nhẹ lưng cho ợ hơi.
  • Không để bé nằm sấp hoặc mặt quay vào tường. Thường xuyên theo dõi giấc ngủ của bé.
  • Không để bé nằm trong môi trường quá nóng hoặc quá lạnh để tránh rối loạn nhịp thở.

Tham khảo thêm video về Có 800 triệu nên đầu tư gì dưới đây, bạn nhé!

Trên đây là những thông tin cực kỳ hữu ích giúp các mẹ xử lý nhanh khi trẻ bị sặc. Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh và thành công trong cuộc sống nhé!

Xem thêm thông tin đầu tư TẠI ĐÂY






    Rate this post

    Thơm Nguyễn

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *