Đào tạo con cái về “giá trị của tiền” theo cách người Do Thái từ năm 3 tuổi, bố mẹ Việt cũng nên tham khảo

TÓM TẮT
Người Do Thái giáo dục con cái như thế nào?
Người Do Thái không chỉ hiểu giá trị của tiền mà còn truyền đạt kiến thức này cho con cái. Điều này giúp thế hệ sau hiểu và đánh giá đúng giá trị của tiền bạc. Ở nước Israel ngày nay, việc giáo dục tài chính cho trẻ em là nhiệm vụ chung của gia đình, trường học và xã hội. Dưới đây là một số mục tiêu về năng lực quản lý tài chính mà cha mẹ Do Thái đề ra cho con cái:
Mục tiêu về năng lực quản lý tài chính
Khi đến 3 tuổi, trẻ có thể nhận biết được tiền xu và tiền giấy. Ở tuổi 4, trẻ biết sử dụng tiền xu để mua những sản phẩm đơn giản.
Khi đến 5 tuổi, trẻ biết sử dụng tiền xu để trao đổi hàng hóa và hiểu giá trị của tiền.
Khi đến 7 tuổi, trẻ biết đếm số lượng tiền xu lớn và biết đổi tiền xu đơn giản.
Khi đến 8 tuổi, trẻ biết tính tổng giá trị mua hàng, sử dụng sức lao động để kiếm tiền và biết số tiền đang có trong tài khoản ngân hàng của mình.
Khi đến 9 tuổi, trẻ trước khi mua sắm có thể liệt kê những sản phẩm cần mua và biết so sánh giá cả.
Khi đến 10 tuổi, trẻ biết dành một số tiền hàng tuần để mua những sản phẩm đắt hơn và hiểu các quảng cáo của doanh nghiệp.
Khi đến 12 tuổi, trẻ biết lập kế hoạch chi tiêu trong nửa tháng và hiểu những thuật ngữ của một số ngân hàng.
Khi đến 13-15 tuổi, trẻ có thể đầu tư một số phương tiện an toàn, biết cách tiết kiệm, lập kế hoạch và đầu tư cơ bản.
Khi đến 16-17 tuổi, trẻ nắm vững kiến thức kinh tế cơ bản và hiểu về kinh tế toàn cầu.
Đối với những bậc cha mẹ đọc lần đầu những “mục tiêu” này, có thể sẽ ngạc nhiên vì những nhiệm vụ này không dễ dàng đối với trẻ vị thành niên. Tuy nhiên, với trẻ em Do Thái, những nhiệm vụ này trở nên dễ dàng như “trở bàn tay”. Bởi vì từ nhỏ, trẻ đã được giáo dục về tài chính và hầu như biết nhận biết tiền từ 3-4 tuổi.
Giảng giải cho trẻ hiểu giá trị và công dụng của tiền
Ngay từ khi trẻ 3 tuổi, cha mẹ bắt đầu giảng giải cho trẻ hiểu giá trị và công dụng của tiền. Họ thường chơi các trò chơi đoán giá trị tiền để trẻ nhận biết tiền tệ tốt hơn. Ngoài ra, khi trẻ lớn lên, cha mẹ còn giải thích với trẻ rằng tiền bạc bắt nguồn từ sức lao động và không phải chỉ đến từ túi của bố mẹ, qua đó giúp trẻ hiểu giá trị của tiền.
Ở trong gia đình người Do Thái, hầu hết trẻ 10 tuổi đã hiểu ý nghĩa của việc tiết kiệm. Cha mẹ cũng khuyến khích trẻ tiết kiệm một phần thu nhập để mua những sản phẩm mình thích. Khi trẻ tích lũy được một số tiền nhất định, cha mẹ còn hướng dẫn trẻ sử dụng số tiền đó để đầu tư và giới thiệu những cách đầu tư an toàn cho trẻ.
Giáo dục chi tiêu cho trẻ
Cha mẹ người Do Thái thường cho trẻ so sánh giá các loại sản phẩm trong quá trình mua sắm nhằm giáo dục trẻ về khả năng chi tiêu. Ngoài ra, chúng ta cũng biết rằng người Do Thái rất coi trọng việc đọc sách. Cha mẹ không chỉ cho trẻ đọc sách kinh tế chính thống mà còn mua cho trẻ nhiều tài liệu quảng cáo để trẻ hiểu bí mật đằng sau quảng cáo đó và tránh chi tiêu không cần thiết.
Dạy trẻ cách dự toán trong gia đình
Trong gia đình người Do Thái, khi trẻ lớn hơn một chút, trẻ thường lập kế hoạch chi tiêu tài chính mỗi tháng và ghi lại tất cả các khoản chi trong gia đình. Sau đó, cha mẹ sẽ kiểm tra các kế hoạch tài chính này. Nếu có bất kỳ điểm nào không hợp lý, cha mẹ sẽ hướng dẫn trẻ hiểu và thảo luận cùng trẻ về việc sử dụng số tiền nhất định đó để mua sắm quần áo, đồ chơi và các nhu cầu khác.
Người Do Thái cho rằng việc dạy trẻ những kiến thức tài chính này rất quan trọng. Bởi vì người có khả năng quản lý tài chính và đầu tư sẽ biết kiếm và giữ tiền. Bậc cha mẹ nên học cách làm của người Do Thái, đồng thời phát triển khả năng đầu tư và quản lý cho trẻ từ khi còn nhỏ để trẻ có nền tảng vững chắc trong tương lai.
(*) Nội dung tham khảo từ cuốn sách “Phương pháp giáo dục con của người Do Thái”.
Nguồn: Cafef.vn