Hơ than cho em bé và mẹ sau sinh là cách chăm sóc sức khỏe sau khi sinh nở của người Việt ta từ xưa đến nay. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều tranh cãi xoay quanh việc hơ than liệu có tốt không? Và có hại gì cho mẹ và bé không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Tác dụng của việc cho em bé và mẹ nằm than sau sinh
Ngày xưa, đặc biệt là ở phía Bắc vào mùa Đông rất lạnh; cộng với cơ thể mẹ và bé sau khi sinh rất yếu ớt, cần phải được giữ ấm kỹ. Vì vậy, phương pháp đốt than sưởi ấm được các mẹ thực hiện và truyền lại cho đến bây giờ.
Ngoài ra, sinh con làm cho cơ thể người mẹ mất khá nhiều máu, việc xông hơi giúp giữ ấm cơ thể; làm cho máu huyết được lưu thông. Cả em bé và mẹ cũng sẽ cứng cáp, sau này bé sẽ khỏe mạnh hơn. Còn mẹ cũng tránh việc đau nhức mình mẩy sau này hơn.
Nhiều mẹ cũng mách nhau, xông hơ cửa mình, giúp cửa mình nhanh se khít và khô ráo. Bên cạnh đó, để ít than lót lá khô, khi mẹ sau sinh nằm lên sẽ rất ấm xương cột sống, tinh thần thoải mái hơn.
Những tác hại khôn lường của việc hơ than ảnh hưởng đến em bé và mẹ
Khi than cháy sinh ra khí CO2, đây là một loại khí độc hại gây ảnh hưởng xấu đến đường hô hấp của cả mẹ và bé. Nhiều trường hợp trẻ bị ngạt thở, suy hô hấp thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Trẻ sơ sinh, da còn rất mỏng và non nớt. Than cháy quá nóng có thể gây bỏng. Ngoài ra, bụi than bám vào da bé có thể làm cho bé bị nổi rôm sảy. Trường hợp nặng còn gây ra tình trạng nhiễm trùng da rất nguy hiểm.
Bên cạnh đó, do là bếp than, nên rất khó điều chỉnh nhiệt độ. Khi than cháy mạnh nhiệt độ sẽ nóng hừng hực. Đến khi than tắt thì nhiệt độ phòng lạnh, chính những sự thay đổi nhiệt độ này sẽ làm cho cả em bé và mẹ thấy khó chịu, khiến cơ thể thêm mệt mỏi.
Lò than ở gần giường, nếu vô ý làm chăn mền chạm vào lò than có thể dẫn đến hỏa hoạn cực kì nguy hiểm cho cả gia đình.
Các lưu ý khi hơ than cho em bé và mẹ an toàn
Hơ than cho em bé và mẹ theo dân gian thì có các mặt lợi cũng như mặt hại. Vì thế, các mẹ cũng có thể áp dụng nếu như cảm thấy cần thiết và phù hợp với gia đình mình. Tuy nhiên, các mẹ cũng nên lưu ý các điều sau để việc xông hơi bằng than có thể phát huy hiệu quả mà lại an toàn cho cả mẹ và bé nhé.
- Thực hiện đốt than ở các nơi thông thoáng để khí CO2 thoát ra ngoài, tránh nằm trong phòng kín.
- Được sự hỗ và giám sát của người thân như mẹ hoặc các dì, các chị em trong gia đình.
- Sử dụng loại than tốt và an toàn, các loại than trắng không khói, không bị bụi than.
- Thực hiện hơ than thử trong một thời gian ngắn khoảng 5 đến 10 phút. Nếu thấy ổn định thì hãy thực hiện lâu dài.
- Xông hơi than và kiêng cử thường trong tháng đầu sau khi mẹ sinh con, những tháng sau không cần thiết.
Những cách giữ ấm cơ thể không cần hơ than lửa
Thực chất việc hơ than lửa chủ yếu là để giữ ấm cho cơ thể mẹ và bé. Và với tiến bộ ngày nay, bạn có thể chọn các cách giữ ấm khác mà không cần phải hơ than lửa.
- Tùy vào thời tiết và khí hậu mà mẹ có các cách giữ ấm khác nhau như mặc áo ấm; quấn khăn choàng cổ, mang bao tay, vớ chân… hay đắp chăn ở trong phòng tránh gió.
- Mẹ có thể sử dụng các dịch vụ xông hơi và massage cơ thể cho mẹ sau sinh. Có thể dùng dầu nóng, rượu gừng, rượu nghệ; hoặc các sản phẩm tắm xông hơi dành bà bầu và sau sinh.
- Nếu gia đình có điều kiện, có thể dùng các thiết bị sưởi ấm hiện đại; hay máy điều hòa để điều chỉnh nhiệt độ phòng ấm vừa phải. Dùng lò sưởi điện hoặc bóng đèn đặt dưới gầm giường. Để sưởi ấm cơ thể cho mẹ, giúp mẹ không bị lạnh và tránh các bệnh thương hàn cũng như giúp mẹ có sức khỏe tốt hơn.
- Mẹ nhớ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để cơ thể mau chóng phục hồi lại.
- Các mẹ cũng cần giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ chứ không phải kiêng tắm gội như quan niệm trước đây. Tốt nhất mẹ tắm nhanh bằng nước ấm và lau khô ngay sau khi tắm.
- Việc vận động sớm sau sinh cũng giúp các cơ quan hoạt động và sinh nhiệt, từ đó cơ thể cũng ấm và máu huyết lưu thông thông tốt, cơ thể khỏe mạnh hơn.
Lời kết
Hy vọng bài viết trên giúp mẹ trả lời được câu hỏi: có nên hơ than cho em bé và mẹ sau sinh hay không? Và giúp mẹ có thêm kiến thức chăm sóc sức khỏe của mẹ và em bé sau sinh hiệu quả. Hãy để lại bình luận bên dưới nếu bạn thấy bài viết này hữu ích. Hẹn gặp lại ở bài viết tiếp theo nhé!