Để quá trình thai kỳ được trọn vẹn, dinh dưỡng cho bà bầu luôn là yếu tố được nhiều chị em quan tâm trong suốt quá trình thai nghén. Nếu mẹ bầu cung cấp đúng và đủ các chất cần thiết cho cơ thể; thì con trong bụng cũng sẽ phát triển khỏe mạnh. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai được cung cấp trong bài viết này của nhommebimsua sẽ cực kỳ hữu ích.
TÓM TẮT
Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu
Đây là thời kỳ ăn uống khó khăn nhất vì cơ thể bắt đầu thay đổi; nội tiết tố tăng lên làm mẹ bầu cảm thấy căng cứng, khó chịu, buồn nôn, không thể ăn uống bình thường. Chưa kể, trong thời kỳ này thai chưa ổn định và mẹ bầu sẽ dễ bị sảy thai. Do đó, chế độ ăn cho phụ nữ mang thai thời kỳ đầu cần được lựa chọn thật cẩn thận và chính xác.
Tăng cường axit folic (vitamin B9) và vitamin B12
Ở giai đoạn này, các mẹ nên chia nhỏ bữa ăn, tốt nhất là 6 bữa một ngày. Tăng cường các thực phẩm giàu axit folic như: tinh bột, trái cây khô, ngũ cốc, rau xanh đậm,… Đây đều được xem là dưỡng chất giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh ở trẻ.
Và để tránh các bệnh liên quan đến ống thần kinh, mẹ bầu cũng nên bổ sung thêm vitamin B12. Không nên ăn những món ăn nhiều dầu mỡ, khó tiêu hoặc cay nóng. Bởi đây là những món có thể làm bạn thêm ốm nghén.
>>> Xem thêm: [Infographic] 05 chế độ dinh dưỡng hợp lý cho mẹ bầu sau sinh
Bổ sung sắt và không nên tẩm bổ quá nhiều
Sắt cũng là dưỡng chất quan trọng, nhờ khả năng hình thành hồng cầu, enzym hệ miễn dịch, collagen,… Mẹ bầu thiếu sắt sẽ dễ sảy thai, sinh non hoặc thai bị dị tật. Các thực phẩm tốt cho phụ nữ mang thai giai đoạn này là: khoai tây, rau cải trắng, thịt bò, thịt gà, các loại đậu, rau xanh đậm,… Bạn cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ để sử dụng thêm các thực phẩm chức năng có chứa sắt. Không chỉ 3 tháng đầu, sắt cần được bổ sung vào chế độ ăn xuyên suốt 9 tháng mang thai.
Lưu ý, trong 3 tháng đầu tuyệt đối không nên ăn đồ sống. Tránh những thực phẩm dễ làm sảy thai hoặc không tốt cho sự phát triển của bào thai. Ở giai đoạn này, mẹ bầu không nên tẩm bổ quá nhiều; vì thai vẫn còn nhỏ, chưa hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng. Chỉ nên cẩn thận lựa chọn thực phẩm không gây ốm nghén và không gây hại cho thai nhi.
✅Vi vu thế giới cùng lễ Vu Lan báo hiếu! Đừng bỏ qua video này nhé✅
Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai 3 tháng giữa
Ở giai đoạn 3 tháng giữa, mẹ bầu đã dứt tình trạng ốm nghén; nên quá trình ăn uống sẽ đỡ khó khăn hơn, cảm giác thèm ăn sẽ quay trở lại. Đây cũng là thời điểm thai nhi cần nhiều chất dinh dưỡng để tăng trưởng. Chính vì vậy, nếu thèm ăn gì thì nên ăn ngay; tuyệt đối không được nhịn đói hay bỏ bữa.
Không thể thiếu canxi
Canxi là một thành phần khoáng chất vô cùng quan trọng; ngoài việc tạo xương và răng, canxi còn tham gia quá trình vận động, tuần hoàn, dẫn truyền thần kinh. Khi bạn mang thai, em bé không thể tự tổng hợp canxi; nên bạn là nguồn canxi duy nhất cho bé. Và nguồn canxi này sẽ được lấy chủ yếu từ xương và răng của mẹ.
Từ tuần thai thứ 29 trở đi, bé sẽ lấy của mẹ trung bình 250mg canxi/ngày để phục vụ cho việc tạo xương. Mẹ bầu có thể uống 2 ly sữa cho phụ nữ mang thai mỗi ngày hoặc ăn trứng, chuối, kiwi, súp lơ xanh,… Các chuyên gia khuyên rằng tốt nhất lượng canxi mẹ bầu cần chú trọng nạp vào mỗi ngày là 1000-1200mg; để đáp ứng đủ nhu cầu phát triển hệ xương của bé.
>>> Xem thêm: [Infographic] Chế độ dinh dưỡng mẹ bầu trong 9 tháng mang thai
Thêm vitamin và các yếu tố vi lượng
Các loại vitamin quan trọng từ rau xanh, hoa quả tươi là rất cần thiết trong 3 tháng giữa thai kỳ. Có thể bổ sung vitamin từ thực phẩm hoặc viên uống. Vitamin A có nhiều trong gan cá biển, cà rốt, bí ngô, cà chua,… giúp mẹ có sức đề kháng tốt. Vitamin B hỗ trợ sự phát triển của bé, đồng thời giúp tuyến sữa hoạt động tốt sau khi sinh em bé. Vitamin C có trong các loại rau xanh, trái cây tươi,… hỗ trợ tình trạng thiếu máu.
Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai 3 tháng cuối
Vào 3 tháng cuối, lượng thức ăn cần phải cân đối. Không nên ăn quá nhiều vì sẽ dễ gây táo bón. Nhưng cũng không ăn quá ít vì sẽ dễ bị thiếu các nhóm chất.
Chú trọng đến protein
Ở giai đoạn này, các cơ bắp và mô của thai nhi bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, trong chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai cần có những thực phẩm chứa protein. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, lượng protein mẹ cần nạp vô mỗi ngày trong giai đoạn này là 70g. Sử dụng những thực phẩm chứa nhiều protein như: thịt lợn, các loại đậu, sữa,…
>>> Xem thêm: [Infographic] Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu
DHA có trong thành phần của axit béo Omega 3
Bổ sung axit béo DHA trong 3 tháng cuối thai kỳ có thể giúp thai nhi phát triển trí não hiệu quả. Thành phần DHA trong Omega 3 giúp phát triển hệ thần kinh trung ương của bé. DHA còn giúp phát triển võng mạc mắt, giảm nguy cơ sinh non, thai nhẹ cân.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích, những thực phẩm giàu DHA mà mẹ bầu nên ăn thêm ngoài bữa chính như: dầu cá, quả óc chó, hạt lanh,… với hàm lượng 200mg mỗi ngày. DHA còn có trong các thực phẩm như: cá, lòng đỏ trứng gà, sữa, thịt đỏ, các loại hạt,… Tuy nhiên, việc cung cấp DHA qua viên uống Omega 3 là thuận lợi nhất.
Lời kết
Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai trong 9 tháng có vai trò then chốt để sinh ra đứa trẻ thật mạnh khỏe; và là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của chúng sau này. Hy vọng những điều chia sẻ trên của Nhóm mẹ bỉm sữa sẽ giúp cho những ai sắp làm mẹ có thêm những thông tin bổ ích cho những năm tháng mang thai.
Đăng ký để được tư vấn tài chính miễn phí!