Chăm sóc mẹ và bé sau khi sinh đúng cách

Sau khi bé chào đời, cơ thể mẹ bắt đầu khôi phục lại những gì đã thay đổi trong suốt thai kỳ và sinh nở. Việc chăm sóc mẹ và bé sau khi sinh nay đã có những quan điểm mới, đem lại cho mẹ và bé nhiều lợi ích quý báu. Các mẹ hãy cố gắng nghỉ ngơi và thư giãn càng nhiều càng tốt nhé.
TÓM TẮT
Chăm sóc mẹ sau sinh
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
Chăm sóc mẹ và bé sau khi sinh cần được thực hiện kỹ càng và cẩn thận. Sau khi sinh, mẹ cần được ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, không nên kiêng khem quá mức vì rất cần lấy lại sức và tạo sữa nuôi con. Mẹ có khỏe thì con mới phát triển tốt được.
Những thực phẩm cần được bổ sung:
- Các loại hoa quả tươi và rau xanh để đảm bảo lượng chất xơ, vitamin, khoáng chất
- Canxi từ sữa, bơ, đậu phụ, cá mòi, … để hỗ trợ phát triển xương và răng cho bé
- Protein từ thịt gà, trứng, thịt nạc và các loại đậu
- Chất bột đường: cơm, bún, bánh mì, khoai lang, khoai tây…
Thực phẩm nên kiêng và tránh:
- Tránh xa thuốc lá và tránh uống rượu: khiến sữa mẹ về ít hơn; trẻ cai sữa sớm và tinh thần không ổn định. Những thực phẩm này cũng rất có hại và khiến mẹ chậm quá trình phục hồi sức khỏe sau sinh hơn.
- Thận trọng với thực phẩm có thể gây khó tiêu: các thức ăn dễ ôi thiu và có thể gây ngộ độc (thịt, trứng, hải sản sống). Nên lưu ý các loại thức ăn có thể khiến con bạn phản ứng lại khó tiêu (hành, cải bắp, trứng cá, trứng tôm, gia vị cay) nếu chúng gây phản ứng.
- Hạn chế uống cà phê hoặc trà: khiến mẹ khó ngủ hơn; không tốt cho việc nghỉ ngơi, thư giãn mà chỉ nên uống cà phê với một lượng rất nhỏ mỗi ngày.
- Không nên chủ động ăn kiêng trong giai đoạn này vì người mẹ sẽ cần nhiều calo hơn bình thường để duy trì mức năng lượng tiêu chuẩn và tạo thêm nhiều sữa cho con. Nếu muốn giảm cân, chỉ cần có chế độ chăm sóc mẹ sau sinh dinh dưỡng cân bằng và tập thể dục đều đặn mỗi ngày. Đồng thời, giảm bớt lượng đường và ngưng uống các chất có cồn.
Chế độ nghỉ ngơi cho mẹ
Giấc ngủ cũng khá quan trọng với giai đoạn chăm sóc mẹ sau sinh; càng nghỉ ngơi nhiều càng tốt. Việc ngủ đủ giấc và ngủ sâu giúp các bà mẹ tái tạo năng lượng, sản xuất sữa tốt hơn và tránh được bệnh: stress, trầm cảm sau sinh. Mặt khác, các bà mẹ cần phải cẩn thận hơn trong chăm sóc cơ thể, sinh hoạt và chọn thực phẩm để mau hồi phục sức lực. Đặc biệt là với những sản phụ sinh mổ thường hồi phục chậm hơn so với sản phụ sinh thường.
Sau khi vết thương đã lành và ổn định, các mẹ nên vận động nhẹ nhàng, massage thư giãn, xoa bóp tay chân, với liều lượng thích hợp. Điều này vừa để đẩy hết sản dịch ra ngoài và giúp khí huyết lưu thông, giúp ăn ngủ tốt hơn.
Ngoài ra việc tập thể dục, massage còn mang lại lợi ích như:
- Giảm căng thẳng, stress, giữ tinh thần thanh thản, không lo lắng, buồn phiền.
- Giảm tỉ lệ đau lưng, cải thiện khí chất và tăng cường sự lưu thông máu toàn bộ cơ thể
- Giảm táo bón, tránh bí tiểu.
- Phục hồi sự săn chắc của cơ thể, giảm mỡ bụng.
- Giảm các tai biến tim mạch.
- Tránh nguy cơ nghẽn mạch phổi, viêm tắc tĩnh mạch sâu
- Trong môi trường sinh hoạt hàng ngày, nên tránh nắng nóng hoặc gió lạnh. Chỗ ở nên thoáng mát, dễ chịu, không bị ảnh hưởng của khói bụi, mùi hôi, tiếng ồn. Nhiệt độ trong phòng lý tưởng cho cả mẹ và bé là 27 -29 độ C. Tuyệt đối không nằm than vì khí CO2 trong than sẽ gây ngạt cho em bé.
Cách chăm sóc bé mới sinh
Bé được tắm mỗi ngày, vào buổi sáng, sau giờ phơi nắng vào lúc 7 – 8 giờ sáng. Cần thiết ủ ấm cho bé, khi trời lạnh, nhiệt độ thích hợp trong phòng của bé 27 – 28°C.
Trong lúc bé ngủ, có thể có cơn ngưng thở thoáng qua; nên cần quan sát bé, cho bé nằm tư thế ngủ thoải mái, tốt nhất bé nằm ngửa; có hai gối nhỏ hai bên bé hay bé nằm cạnh mẹ, một tay mẹ quàng qua bé giúp bé được ngủ ngon giấc hơn.
Bé có hiện tượng sụt cân sinh lý, do hiện tượng thoát mồ hôi qua da; vàng da sinh lý xảy ra vào ngày thứ 4 trở đi; nếu vàng da xuất hiện sớm hơn, cần có sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa nhi. Ở bé gái trong những ngày đầu, bộ phận sinh dục ngoài của bé có ra huyết đỏ sẫm loãng; điều này là bình thường, nguyên nhân là do nội tiết tố mẹ truyền qua bé, nên không cần phải xử trí.
Sau 24 giờ bé được tiêm ngừa lao và viêm gan siêu vi B. Sang ngày thứ 3 trở đi bé được lấy máu gót chân; để tầm soát hai bệnh lý dễ mắc phải, đó là suy giáp trạng bẩm sinh và thiếu men G6PD. Tất cả những điều cần làm cho bé về tiêm ngừa và lấy máu gót chân giúp cho chất lượng sức khỏe của thế hệ kế tiếp khỏe mạnh và thông minh.
Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các bà mẹ có thêm kiến thức và kỹ năng để chăm sóc bản thân và bé yêu sau khi sinh. Để biết thêm thông tin, hãy truy cập Nhóm mẹ bỉm sữa.