Các dấu hiệu mang thai tuần đầu mà mẹ nên để ý

Các dấu hiệu mang thai tuần đầu mà mẹ nên để ý

Trên thực tế, có rất nhiều cách chẩn đoán xem bạn có thai hay không, nhưng một số dấu hiệu mang thai tuần đầu sau đây cũng có thể giúp bạn dự báo tình hình thai nghén của mình.

TÓM TẮT

Dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên: Buồn nôn và nôn (ốm nghén)

Dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên: Buồn nôn và nôn (ốm nghén)

Biểu hiện này có thể xảy ra bất cứ lúc nào, ở đâu. Một số phụ nữ có thể sẽ bị ốm nghén cả ngày khiến cơ thể vô cùng mệt mỏi, kiệt sức. Dấu hiệu mang thai tuần đầu này có thể sẽ làm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống thường ngày của mẹ nhưng không gây nguy hiểm cho bào thai. Thông thường, triệu chứng buồn nôn và nôn sẽ hết trong vòng 16 – 20 tuần của thai kỳ.

Ra máu báo có thai

Ra máu báo có thai

Khi trứng được thụ tinh cấy sâu hơn vào niêm mạc tử cung dày, sẽ xuất hiện tình trạng chảy máu âm đạo. Trên thực tế, khoảng 25 – 30% phụ nữ mang thai bị chảy máu trong vài ngày đầu của thai kỳ. Nhiều người dễ nhầm lẫn với chảy máu kinh nguyệt. Bạn hãy để ý màu sắc và lượng máu. Chảy máu do mang bầu thường ít, máu có màu nâu và hồng nhạt chứ không phải đỏ sẫm hay đỏ tươi.

Thay đổi vùng ngực – Dấu hiệu mang thai tuần đầu dễ thấy

Sau khi thụ thai, các hormone trong cơ thể phụ nữ thay đổi nhanh chóng làm cho lượng máu đến bầu ngực tăng lên gây đau nhức; hoặc có cảm giác như ngực sưng lên; ngoài ra phần xung quanh núm vú cũng trở nên sậm màu.

Chuột rút

Trong giai đoạn đầu mang thai, trứng làm tổ ở tử cung nên chúng sẽ gắn chặt vào thành tử cung khiến tử cung bị kéo căng hơn bình thường gây ra triệu chứng chuột rút.

Trễ kinh: Dấu hiệu mang thai tuần đầu dễ nhận biết

Bạn sẽ không thấy kinh nguyệt xuất hiện sau quá trình thụ thai. Sau khi quá trình phôi thai làm tổ hoàn tất; cơ thể bạn sẽ bắt đầu sản sinh hormone hCG (hormone hướng sinh dục tiết ra từ nhau thai). Hormone này giúp cơ thể duy trì được thai kỳ và làm buồng trứng giảm bớt sự tích trứng mỗi chu kỳ kinh nguyệt.

Thèm ăn

Vì cơ thể người mẹ cần nhiều Carbohydrate hơn để cung cấp cho sự phát triển của thai; nên sẽ khiến người mẹ có cảm giác thèm ăn hơn so với bình thường. Trong thời gian đầu khi buồn nôn, một số người mẹ sẽ chán ăn; sau đó khi cơ thể đã thích nghi hơn với những sự thay đổi khi mang thai thì sẽ có cảm giác thèm ăn trở lại.

Dấu hiệu mang thai tuần đầu: Đầy hơi, táo bón

Tình trạng đầy hơi có thể xảy ra trong thời gian đầu mang thai, do sự thay đổi hormone khiến quá trình tiêu hóa diễn ra chậm lại. Kết quả là bạn có thể bị táo bón, tình trạng táo bón xảy ra lại khiến bạn tăng cảm giác đầy hơi.

Dấu hiệu mang thai tuần đầu gây mệt mỏi: Chóng mặt, ngất xỉu

Dấu hiệu mang thai tuần đầu gây mệt mỏi: Chóng mặt, ngất xỉu

Hiện tượng lưu thông máu tăng do thay đổi nội tiết tố làm cho mạch máu giãn ra. Khi các mạch máu giãn ra và huyết áp giảm xuống, mẹ sẽ cảm nhận được những cơn nhức đầu, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu. Ngoài ra ở đầu thai kỳ, hiện tượng này cũng có thể là do lượng đường trong máu thấp.

Tâm trạng thay đổi

Khi mang thai, nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể bạn sẽ ở mức cao. Điều này có thể ảnh hưởng đến tâm trạng khiến bạn có cảm xúc hoặc phản ứng hơn so bình thường. Việc tâm trạng thay đổi là phổ biến trong khi mang thai và có thể dẫn đến cảm giác chán nản, khó chịu, lo lắng và hưng phấn thái quá.

Đau lưng

Khi có thai, tử cung sẽ phát triển để chuẩn bị chứa bào thai; khiến chị em sẽ cảm nhận được các cơn đau ở vùng sống lưng; đặc biệt khi thai nhi lớn dần, những cơn đau lưng cũng sẽ xảy ra thường xuyên hơn.

Nhiệt độ cơ thể tăng – Dấu hiệu mang thai tuần đầu

Lượng hormone progesterone tiết ra khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên; giống với biểu hiện trong những ngày rụng trứng nên có không ít chị em nhầm lẫn.

Cách nhận biết có thai tuần đầu: Nhạy cảm với mùi, vị

Khi bạn có thai, khứu giác sẽ nhạy cảm hơn với các loại mùi. Nếu như trước đây, bạn không có phản ứng bất thường với mùi vị của một số loại thực phẩm nhưng giờ lại có, nhiều khả năng bạn đã có thai.

Khi mới mang thai, việc bạn lo lắng về sức khỏe của bản thân và bé là một điều hết sức bình thường. Bên cạnh đó còn là mối lo về vấn đề tài chính cho quá trình mang thai và sau này nuôi con. Đang mang thai cơ thể vô cùng mệt mỏi, lại hay gắt gỏng; đặc biệt là chị em lần đầu mang thai. Thực sự là một áp lực rất lớn với các mẹ bỉm sữa. Vì thời điểm này là lúc để cơ thể được thích nghi, chăm sóc cơ thể cho mẹ và bé khỏe mạnh. Công việc hàng ngày sẽ khiến các mẹ bận rộn. Ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và sức khỏe.

Nhóm mẹ bỉm sữa là nơi chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và hỗ trợ cho những người mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ. Hãy ghé thăm trang web của chúng tôi để tìm hiểu thêm thông tin: Nhóm mẹ bỉm sữa.

Tags: mang thai

Rate this post

Hạnh Nhi Hạnh Nhi