Bật mí cách giảm sốt cho mẹ đang cho con bú
Việc mẹ đang cho con bú mà bị sốt là tình huống không ai mong muốn, nhưng lại khá phổ biến và không thể tránh. Dưới đây là những phương pháp giảm sốt cho mẹ đang cho con bú dành cho các bà mẹ cho con bú.
TÓM TẮT
1. Mẹ bị sốt, có thể cho con bú không?
Cũng giống như khi mang thai, việc mẹ đang cho con bú mà bị sốt sẽ khiến mẹ luôn lo lắng liệu có ảnh hưởng đến con qua sữa mẹ hay không.
Tuy không thể khẳng định sữa mẹ sẽ là nguồn lây nhiễm sang cho con khi sốt, nhưng cũng có những trường hợp mẹ bị sốt nhưng khi cho con bú lại không gây ra hiện tượng sốt. Nguyên nhân là do các yếu tố gây sốt không được hấp thu ở mức độ có thể gây sốt cho bé như ở mẹ. Vì vậy, bé sẽ không bị sốt theo.
Với những mẹ cho con bú bị sốt, vẫn có thể tiếp tục cho con bú bình thường, nhưng cần cẩn thận hơn và hỏi ý kiến bác sĩ chuyên gia để đảm bảo an toàn cho bé yêu.
2. Cách giảm sốt cho mẹ đang cho con bú: tìm hiểu nguyên nhân
Theo các chuyên gia sức khỏe, mẹ bị sốt thông thường vẫn có thể cho con bú, vì chất gây sốt dù ngấm vào sữa mẹ nhưng khi vào cơ thể bé không nhiều đến mức bé bị nhiễm sốt. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp khi mẹ bị sốt không nên cho con bú vì có thể lây sang cho con như:
- Sốt nhiễm khuẩn nặng hoặc sốt virus.
- Mẹ bị sốt quá cao trên 39,5 độ c cũng không nên cho bé bú vì làm như thế khiến con có thể mệt hơn.
- Sốt do ngộ độc thực phẩm, kèm theo hiện tượng nôn.
Dù là lý do nào đi chăng nữa, một khi đã bị sốt, bạn nên đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và phương hướng điều trị hoặc áp dụng các phương pháp giảm sốt cho mẹ đang cho con bú.
3. Mẹ có được uống thuốc giảm sốt khi đang cho con bú không?
Sử dụng thuốc khi mang thai và cho con bú không được khuyến khích. Phần thuốc sẽ đi vào sữa mẹ và tác động trực tiếp tới bé.
Mặt khác, chức năng gan thận của trẻ sơ sinh chưa tốt, khả năng đào thải chất độc chỉ bằng 10% người lớn. Do đó, nếu không thực sự cần thiết, mẹ nên hạn chế việc uống thuốc để bé không bị ngộ độc.
Trường hợp mẹ bị sốt nhẹ, tốt nhất là không nên uống thuốc mà nên áp dụng các phương pháp giảm sốt cho mẹ dân gian, nghỉ ngơi và ăn uống thật điều độ để mau khỏe lại.
Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp bất khả kháng phải sử dụng thuốc mới có thể khỏi bệnh. Vì vậy, câu trả lời liệu mẹ có nên uống thuốc giảm sốt khi đang cho con bú hay không phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của thuốc, vì mỗi loại sẽ có mức độ tác động khác nhau tới sữa mẹ.
Một số loại thuốc giảm sốt hoặc vitamin và thuốc giảm đau thông thường ít khi phải ngừng cho bé bú. Tuy nhiên, nếu phải dùng thuốc kháng sinh như Metronidazol, chloramphenicol, tetracycline, mẹ sẽ phải ngừng cho bé bú.
Điều quan trọng là lắng nghe sự tư vấn của bác sĩ, chỉ có họ mới biết được thành phần của thuốc tác động thế nào tới sữa mẹ, có ảnh hưởng nhiều tới bé hay không. Mẹ không nên tự ý mua thuốc và sử dụng một cách tùy tiện.
4. Cách giảm sốt cho mẹ đang cho con bú
Súc họng bằng nước muối
Súc họng bằng nước muối có thể sát trùng đường hô hấp. Mẹ nên thực hiện hàng ngày khoảng 3-4 lần để đạt hiệu quả tốt nhất. Pha nước muối ở tỷ lệ 0,9% là tốt nhất. Lời khuyên cho các bà mẹ là nên thực hiện hàng ngày cho đến khi hết cảm hoặc sốt thì thôi.
Uống nước mật ong pha chanh
Nước mật ong pha chanh cũng là một trong số các phương pháp giảm sốt cho mẹ đang cho con bú hiệu quả. Mỗi ngày uống 3 ly nước mật ong pha chanh với công thức: 1 ly nước ấm pha với 3 thìa cafe mật ong và 1 thìa cafe chanh (càng nhiều chanh càng tốt). Mẹ nên uống liên tục trong 1 tuần để thấy hiệu quả.
Ăn cháo hành lá, tía tô
Cháo hành lá và tía tô xắt sợi nhuyễn, thêm gừng xắt sợi nhuyễn là bài thuốc chữa cảm cúm rất hiệu quả và thường được rất nhiều người sử dụng. Mỗi ngày ăn 1 lần, ăn liên tiếp trong 3 ngày sẽ thấy hiệu quả. Có thể cho thêm thịt bằm và trứng gà đánh tan để mang lại đầy đủ chất.
Uống trà
Một số loại trà như trà hoa cúc, trà bạc hà, trà gừng, trà chanh, sả… cũng có công dụng tốt và là cách giảm sốt cho mẹ rất hiệu quả, an toàn và lành tính, thanh lọc cơ thể.
Ngoài ra, khi bị sốt, mẹ cần được nghỉ ngơi, để nhiệt độ phòng thoáng mát, tránh vận động nhiều hoặc vận động mạnh để cơ thể mau hồi phục.
Theo: nhathuoclongchau.com